- Được rồi, cô cần có thời gian suy nghĩ. Mà cũng nên hiểu kỹ mới được. Chuyện không đơn giản đâu.
Giọng ông già Mười xa dần, đến khi Hoa nhìn lại thì không còn
thấy ông đâu nữa. Cô vẫn còn muốn tìm hiểu thêm, nên lại xốc tung quần
áo trong tủ lên. Tuy nhiên, bỗng dưng cánh cửa phòng đóng sầm lại và
ngọn đèn duy nhất trong phòng tắt ngấm, bóng tốt bao trùm. Thu Hoa bước
tới mở công tắc thì mới biết là cúp điện. Cô lò mò tìm hộp diêm và
cây nến, nhưng phải thất vọng, bởi hai vật đó không có ở nơi thường
lệ.
- Ông Mười ơi!
Hoa gọi đến mấy lượt mà không nghe ông già Mười lên tiếng. Đoán
ông đã ra ngoài vườn nên tự Hoa phải đi xuống nhà bếp tìm cách đốt
đèn. Khi cô trở lại phòng mình thì chẳng cách nào mở được cửa. Chúng
đã bị khóa bên trong.
- Ủa, mình đâu có khóa?
Thu Hoa rất ngạc nhiên, bởi khi nãy đi ra cô vẫn để cửa mở.
Phải mất hơn mười lăm phút sau mới tìm được ông Mười. Ông cũng phải
dùng xà beng mới nạy được cửa ra. Lúc bung cửa, ông bảo:
- Căn phòng này đã nhiều lần tự đoóng và tự khóa như vậy. Hình như đây là cõi riêng của bà ấy vậy.
Lúc cửa mở bung ra, Thu Hoa nhìn thấy có một người treo cổ lơ lửng phía trên giường ngủ.
- Trời ơi.
Ông già Mười hốt hoảng kêu lên:
- Bà chủ!
Thì ra người đang treo cổ kia chính là bà Cẩm Tú!
- Mẹ.
Họ chạy tới thì may quá, có lẽ bà Tú mới vừa thực hiện hành vi
đó, nên thân thể còn cử động. Ông Mười kịp gỡ dây xuống và làm cấp cứu
ngay. Bà Tú mở mắt ra thấy họ mà như nhìn thấy quỷ ma, bà thét lớn:
- Để tôi tự làm! Hãy để tôi làm.
Bà quơ tay như tìm vật gì, đến khi chạm phải sợi dây thòng lọng
mà ông Mười vừa cởi ra, bà ta lập tức lấy tròng vào cổ mình. Thu Hoa
phải giằng lại và nói to:
- Mẹ làm gì vậy, con đây mà! Con cứu mẹ được rồi!
Bà Cẩm Tú hình như không màng đến Thu Hoa, bà chồm dậy vừa gào lên:
- Hãy chờ tôi với. Hãy chờ tôi!
Bà bật dậy rất nhanh và tung chạy ra ngoài trước sự bất ngờ của
Thu Hoa và cả ông già Mười. Đến khi cô có phản ứng kêu lên thì bóng
bà ta đã khuất ngoài cửa. Màn trời đêm tối đen như mực...
Ông Mười chỉ tay lên trần nhà và bảo Thu Hoa:
- Cô hãy nhìn kỹ xem, có phải sợi dây thòng lọng lúc nãy kia không?
Hoa không phải quan sát lâu, cô đã nhận ra chính là sợi dây
được cất trong hộp thiếc. Lúc nãy nó được gỡ ra, nhưng bâỵ giờ tự nó
dựng đứng lên như cây sào và quay nhiều vòng như có người điều khiển.
Để rồi sau cùng bay vút xuyên ra ngoài cửa sổ như một cây lao dược ném
đi!
Bỗng dưng Thu Hoa nhìn theo và thét lên một tiếng kinh hoàng:
- Mẹ!
Rồi cô ngã nhoài xuống, hai tay chới với đưa về phía trước như bất lực trước nỗi tuyệt vọng và đau khổ.
- Mẹ ơi!
Cô cố gào lần nữa rồi lịm đi.
Đến quá nửa đêm thì trăng mới xuất hiện và xoa đi màn đêm dày
đặc. Ông già Mười sau khi nhìn cô chủ ngủ yên thì mới an tâm rời khỏi
phòng. Cũng giống như Thu Hoa, kể từ lúc này bỗng dưng ông có cảm giác
như đang có điều gì đó...
Đúng ra lúc nãy ông phải là người đuổi theo bà Cẩm Tú khi bà ta
chạy trong đêm tối. Nhưng phần vì quá bất ngờ, phần vì lo cho an nguy
của Thu Hoa, nên mãi cho đến bây giờ ông mới có ý định đi ra khu vườn
nhiều cây cối, và không cần suy nghĩ, ông cũng tìm tới đúng tàn cây
cổ thụ duy nhất, mà nơi đó đã nhiều năm người ta từng tạo ra mấy cái
xích đu dành riêng cho hai cô con gái nhà này.
Chỉ kể từ khi xảy ra tấn tảm kịch năm đó, một trong hai cô gái
chết đi, cô còn lại bị đưa đi khỏi nơi này thì ông mới không còn hứng
thú ra gốc cây này để chăm sóc cho chiếc xích đu nữa. Đã hơn mười năm
rồi còn gì. Chiếc xích đu giờ chắc cũng đã mục nát, đứt dây rồi...
Tuy cũng ở trong khu vườn rộng chưa quá hai hécta, và nằm dưới
sự cai quản của chính ông, đã từ lâu lắm, chỉ riêng khu vực cây cổ thụ
này ông già Mười chừa ra, không bước tới. Chính ông cũng chẳng hiểu
tại sao vậy.
- Dữ hôn, đến hôm nay ông Mười mới tới thăm mẹ con mình kìa Nguyệt ơi!
Đang lầm lũi bước, chợt nghe giọng nói quen quen ấy, ông Mười
ngẩng lên và trố mắt kinh ngạc. Trước mắt ông, ngồi vắt vẻo trên chiếc
xích đu là hai người một lớn, một bé.
- Là... là... bà đó sao?
- Lâu quá rồi nên giọng nói của của tôi ông cũng quên mất rồi!
Mà cũng phải, hơn mười năm rồi còn gì. À bây giờ ông quen với giọng
người khác hơn.
- Bà Thu Hà!
Rồi tiếng reo của đứa bé:
- Ông Mười!
- Cô... Thu Nguyệt!
Chiếc xích đu rung lắc thật mạnh, lao vun vút trong không
trung, chứng to hai người ngồi trên đó đang xúc động mạnh. Ông già
Mười hoa cả mắt, không nhìn rõ mặt họ. Ông phải nói lớn:
- Sao bây giờ bà và cô mới về?
Một tiếng cười ngắn, khô khan:
- Đêm nào có trăng là chúng tôi về, chỉ có ông là không bao giờ tới đây thôi. Vậy làm sao gặp nhau được!
- Mà ai cấm ông vậy, sao ông không tới chỗ này?
Ông già Mười lúng túng, ấp úng:
- Cũng... cũng chẳng hiểu tại sao nữa...
Giọng đứa trẻ cất lên thật trong trẻo:
- Bây giờ không cần ông Mười đưa xích đu nữa, con đã có người đưa rồi!
Sau câu nói đó, chiếc xích đu lại lao vun vút đi như có người đưa. Khi nhìn kỹ lại, ông Mười vội kêu lên:
- Kìa.
Ông thấy ở một cành cây khác có một người bị treo lơ lửng,
nhưng vẫn đưa tay ra đẩy chiếc xích đu mỗi lần nó đi qua. Người đó...
- Bà... bà Cẩm Tú!
Nhờ ánh trăng chiếu vào nên ông Mười đã nhận ra người bị treo
kia chính là bà Cẩm Tú! Bà ta chẳng khác một xác chết treo cổ, chỉ có
mỗi lần dang tay ra là biều hiện đó là một con người...
Quá kích động ông Mười định chạy tới và leo lên cây, nhưng giọng của người trên xích đu lạnh và sắc:
- Ông thương người là đúng, nhưng ở trường hợp này thì không
nên. Chắc ông đâu lạ gì chuyện của bà ta đã gây ra cho mẹ con tôi phải
không? Đây là sự trả giá mà. Chúng tôi phải đợi đến hơn mười năm. Quá
lâu!
Con bé Thu Nguyệt cũng tiếp lời:
- Đáng lý ra con cũng đã lớn như em Thu Hoa bây giờ, nhưng do
chưa hiện được thành người, nên cho đến giờ con vẫn là đứa trẻ con năm
tuổi! Có phải từ nay, khi con được hiện về mỗi đêm trăng như thế này
thì thân xác con sẽ phát triển như một người bình thường không? Con sẽ
gặp lại em Thu Hoa phải không mẹ?
- Phải.
Rồi bà quay sang bà Cẩm Tú, nói với ông già Mười:
- Bà ta đã hại chết cả hai mẹ con tôi, đáng lý chúng tôi đã trả được thù rồi, nhưng cũng chỉ vì con Thu Hoa.
- Chính mạng con bé phải gắn liền với người đàn bà này, cho nên
chúng tôi phải đợi đến bây giờ. Bao nhiêu năm nay, Cẩm Tú có chịu đưa
con bé trở về đây đâu.
- Chúng tôi thì bất lực trong việc tác động, giục bà ta dắt
cháu trở về. Phải đến vừa rồi đo Thu Hoa bị phụ tình, nó phát điên
phát rồ thì chúng tôi mới dẫn dụ nó về đây được. Và có như vậy thì nó
mới vào được phòng của chúng tôi, nằm lên giường tôi, và... mẹ con tôi
mới gặp lại nhau! Cám ơn ông Mười, chính nhờ ông mà Thu Hoa nó mới
hiểu được thân phận mình...
Nhớ tới Thu Hoa, ông Mười nói:
- Để tôi về kêu cô ấy ra đây, chắc là cô ấy mừng lắm!
Ông ta bị ngăn lại:
- Không nên. Từ nay mẹ con chúng tôi muốn gặp nhau lúc nào cũng
được. Nhưng tôi không muốn nó nhìn thấy cảnh người đã nuôi nó bấy lâu
nay trong hình ảnh như thế này. Nếu còn thương mẹ con tôi thì xin ông
Mười cứ tiếp tục ở lại trong nhà này như từ nào đến giờ, và ông đừng
nói gì hết chuyện ngày hôm nay. Cần thì ông có thể kể lại chuyện cái
chết của chúng tôi, kể hết chuyện bà Cẫm Tủ vì ghen tuông, ích kỷ, đã
hại chết mẹ con chúng tôi cho nó nghe. Như thế đủ rồi.
Ông Mười định nói mấy lời xin cho bà Cẩm Tú, nhưng nhìn cảnh bà
ta chỉ còn là cái xác, và tự nguyện đung đưa như thế, ông chỉ khẽ lắc
đầu rồi đứng im.
Lát sau, chính bà Thu Hà lên tiếng:
- Ông quay về đi, con Thu Hoa sắp tỉnh lại rồi đó. Hãy kể cho
nó nghe và bảo nó cứ yên tâm ở lại đây, ở lại trong vòng tay của mẹ và
chị nó...
Lúc đó, trên nền trời có một áng mây đen lớn đang che khuất ánh
trăng, ông Mười không còn nhìn thấy họ nữa, nghĩ là sau khi mậy tan
sẽ lại gặp, nên ông đứng đó đợi. Tuy nhiên, khi trăng hiện ra trở lại
thì trước mắt ông chỉ con lại chiếc xích đu trống không. Kể cả bà Cẩm
Tú cũng không còn.
° ° °
Thu Hoa chăm chú lắng nghe lời kể của ông già Mười, thỉnh thoảng cô chen vào hỏi:
- Vậy ba con đâu, sao để sự việc xảy ra như vậy?
Ông Mười thở dài:
- Bà Cẩm Tú coi bề ngoài hiền lành vậy mà thâm hiểm lắm. Khi
dan díu với ông Lộc cha cô, thì lúc đó mẹ cô đang có thai gần ngày
sinh. Chính bà đã lấy thuốc gì đó của một ông thầy làm thuốc ngải
trong rừng, cho cha cô uống, gây cho ông bệnh liệt giường suốt năm
trời, sau đó bệnh tật kéo dài, cho đến lúc hai chị em cô lên năm tuổi.
Năm đó, tôi nhớ lúc cha cô đi chữa bệnh ờ Sài Gòn thì ở nhà xảy ra
chuyện! Mẹ cô, bà Thu Hà đang bế hai đứa con ngồi chơi trên phòng thì
bà Cẩm Tú xất hiện. Xảy ra cuộc đấu khẩu kịch liệt giữa hai người, rồi
dẫn đến xô xát. Mẹ cô trên tay đang bế bé Thu Nguyệ bỗng bị bà Cẩm Tú
giằng lấy, rồi như một người điên, mụ ta ném mạnh đứa bé ra ngoài như
ném một con búp bê! Có lẽ đó là hành động trong lúc điên loạn, nên
ngay sau đó chính bà ta đã lao người ra định chụp đứa bé lại và mất đà
ngã chúi ra khỏi cửa sổ! Cũng may là khi ấy tôi vừa trờ tới, kịp đở
bà ta lại khi bị rơi xuống đất. Tôi thất thần nhìn con bé Thu Nguyệt
nằm chết mà người đầy máu me. Mẹ cô gào lên, leo lên cửa sổ định nhảy
theo con, thì chợt trong phòng có tiếng khóc. Tiếng khóc thét của cô!
Do vậy, tôi thấy bà buôn rơi mình trở vào phòng. Khi tôi chạy lên thì
thấy bà Thu Hà đang quằn quại do bị ngã. Cô thì ôm lấy mẹ mà khóc
không thôi.
Ngừng lại một chút, ông Mười kể tiếp:
- Từng mọi chuyện đến đó là hết, nào ngờ khi tôi lo mai táng
cho chị cô thì bà Thu Hà đã treo cổ chết trong phòng này! Khi tôi
phát hiện thì không còn kịp nữa!
Ông lại ngừng kể, khóc như đứa trẻ. Lát sau ông nhìn Thu Hoa, nhẹ giọng nói:
- Trong lúc mọi người đang rối rắm thì bà Cẩm Tú biến mất
cùng với cô. Bà ta ẵm theo cô và từ đó không hề nghe tin tức gì. Cho
đến khi cha cô chết vì thua buồn cảnh mất vợ, mất con, thì tôi hay tin
bà ta xuất hiện ở Sài Còn, chứ không dám về đây. Tôi cũng hay tin cô
lớn lên cùng bà ta và xem bà ấy như mẹ ruột của mình. Vừa rồi khi bà
ta đột ngột trở về đây thi tôi lên tiếng phản đối, nhưng bà ta đã lạy
lục, năn nỉ tôi để cho bà ta chuộc lại lỗi lầm và cũng để chữa bệnh
cho cô, khi nào cô lành bệnh thì bà ta ra đi.
Kể tới đây, ông Mười đứng lên và bằng giọng chân thành, ông nói:
- Cô Hoa cứ yên tâm ở lại đây. Mẹ cô và Thu Nguyệt luôn ở
cạnh, họ sẽ phù hộ cho cô mãi mãi. Còn tôi, như bao giờ, tôi cũng là
người đầy tớ trung thành trong ngôi nhà này.
Ông đi ra rồi mà Thu Hoa vẫn còn ngẩn ngơ. Tuy nhiên, trong
lòng cô lúc ấy lại không có chút gì là lo lắng. Mà trái lại, cô thầm
khấn:
- Nếu linh hiển thì mẹ và chị Nguyệt cho con gặp một lần...