Lknight97 - Admin
Thời gian gần đây, nhiều nhà xuất bản truyện tranh tại Nhật Bản đã có những bước tiến chủ động hơn trong “cuộc chiến” bảo vệ bản quyền của manga. Thậm chí vào cuối năm ngoái, NXB Kodansha cùng 3 đơn vị phát hành khác đã gửi khiếu nại hình sự đến sở cảnh sát về trang web đọc manga trái phép Mangamura. Bên cạnh đó, nhiều mangaka nổi tiếng mà điển hình là Chiba Tetsuya – tác giả manga Ashita no Joe, đã kêu gọi độc giả tẩy chay những trang web đăng tải manga “lậu”. Hưởng ứng làn sóng này, mới đây NXB Shogakukan – một trong những đơn vị phát hành manga lớn nhất Nhật Bản, đã chính thức bắt đầu một chiến dịch chống nạn vi phạm bản quyền.
Chiến dịch này được Shogakukan phát động vào ngày 6 tháng 4 và mang tên NO! Kaizokuban – Ihou Site (NO! vi phạm bản quyền và trang web bất hợp pháp). Shogakukan cho biết, hãng sẽ tiến hành đăng tải thông tin và quảng cáo một cách rõ ràng cho những tạp chí truyện tranh và trang truyền thông điện tử có bản quyền của mình. Bằng cách này, độc giả sẽ dễ tiếp cận hơn với những đơn vị phân phối manga chính thống, từ đó tạo thành phong trào tẩy chay những trang web và ấn phẩm manga bất hợp pháp.
Theo Shogakukan, số lượng người sử dụng những website đọc manga “lậu” đã liên tục gia tăng kể từ mùa Thu năm ngoái. Điều này đang là một mối nguy hại đến thị trường manga điện tử hợp pháp và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm của ngành công nghiệp manga nói chung. Được biết, một “trang manga bất hợp pháp lớn” đã gây nên thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ yên ( ~ 84 nghìn tỷ đồng) và khi cộng dồn với những thất thoát từ các website nhỏ lẻ khác, con số này sẽ còn tăng lên nhiều lần.
Trong vòng một thập kỷ qua, Shogakukan đã không ngừng yêu cầu những website “lậu” gỡ bỏ các tác phẩm đăng tải trái phép, đồng thời kết hợp cùng cảnh sát đia phương và nhiều công ty luật nước ngoài để truy tìm quản trị viên của những trang web trên. Mặc dù vậy, đa số các website này hiện vẫn đang hoạt động và kiếm tiền bằng doanh thu quảng cáo dựa trên số lượt truy cập. Vì vậy, Shogakukan đã kết luận rằng cách tốt nhất để chống lại nạn vi phạm bản quyền là thu hút người đọc tới các đơn vị phân phối hợp pháp, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của các trang web này và khiến chúng tự đóng cửa.
Chiến dịch NO! Kaizokuban – Ihou Site lần đầu được giới thiệu trên số thứ 27 của tạp chí Big Comic Spirits phát hành ngày 4 tháng 6. Thông báo của chiến dịch cũng sẽ xuất hiện trên 23 tạp chí truyện tranh khác do Shogakukan phát hành.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến bản quyền” manga cũng đã phải nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cụ thể là vừa qua, khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn những website “lậu” và công ty mạng Nippon Telegragh & Telephone Corporation (NTT) tuân theo, hãng này đã bị kiện với cáo buộc vi phạm Đạo luật kinh doanh viễn thông và quyền riêng tư của khách hàng. Hành động của NTT bị cho rằng có liên quan đến việc kiểm soát nội dung khách hàng truy cập. Bên cạnh đó, mangaka Yoshida Takashi cũng cho rằng các biện pháp trên chỉ như một “miếng băng cá nhân” khi không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề: nhà phát hành đang thiếu những nỗ lực tích cực để làm giảm đi sự hấp dẫn của các trang web trái bản quyền.
Theo Lê Anh/Otaku Thời Báo
Thời gian gần đây, nhiều nhà xuất bản truyện tranh tại Nhật Bản đã có những bước tiến chủ động hơn trong “cuộc chiến” bảo vệ bản quyền của manga. Thậm chí vào cuối năm ngoái, NXB Kodansha cùng 3 đơn vị phát hành khác đã gửi khiếu nại hình sự đến sở cảnh sát về trang web đọc manga trái phép Mangamura. Bên cạnh đó, nhiều mangaka nổi tiếng mà điển hình là Chiba Tetsuya – tác giả manga Ashita no Joe, đã kêu gọi độc giả tẩy chay những trang web đăng tải manga “lậu”. Hưởng ứng làn sóng này, mới đây NXB Shogakukan – một trong những đơn vị phát hành manga lớn nhất Nhật Bản, đã chính thức bắt đầu một chiến dịch chống nạn vi phạm bản quyền.
Chiến dịch này được Shogakukan phát động vào ngày 6 tháng 4 và mang tên NO! Kaizokuban – Ihou Site (NO! vi phạm bản quyền và trang web bất hợp pháp). Shogakukan cho biết, hãng sẽ tiến hành đăng tải thông tin và quảng cáo một cách rõ ràng cho những tạp chí truyện tranh và trang truyền thông điện tử có bản quyền của mình. Bằng cách này, độc giả sẽ dễ tiếp cận hơn với những đơn vị phân phối manga chính thống, từ đó tạo thành phong trào tẩy chay những trang web và ấn phẩm manga bất hợp pháp.
Theo Shogakukan, số lượng người sử dụng những website đọc manga “lậu” đã liên tục gia tăng kể từ mùa Thu năm ngoái. Điều này đang là một mối nguy hại đến thị trường manga điện tử hợp pháp và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm của ngành công nghiệp manga nói chung. Được biết, một “trang manga bất hợp pháp lớn” đã gây nên thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ yên ( ~ 84 nghìn tỷ đồng) và khi cộng dồn với những thất thoát từ các website nhỏ lẻ khác, con số này sẽ còn tăng lên nhiều lần.
Trong vòng một thập kỷ qua, Shogakukan đã không ngừng yêu cầu những website “lậu” gỡ bỏ các tác phẩm đăng tải trái phép, đồng thời kết hợp cùng cảnh sát đia phương và nhiều công ty luật nước ngoài để truy tìm quản trị viên của những trang web trên. Mặc dù vậy, đa số các website này hiện vẫn đang hoạt động và kiếm tiền bằng doanh thu quảng cáo dựa trên số lượt truy cập. Vì vậy, Shogakukan đã kết luận rằng cách tốt nhất để chống lại nạn vi phạm bản quyền là thu hút người đọc tới các đơn vị phân phối hợp pháp, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của các trang web này và khiến chúng tự đóng cửa.
Chiến dịch NO! Kaizokuban – Ihou Site lần đầu được giới thiệu trên số thứ 27 của tạp chí Big Comic Spirits phát hành ngày 4 tháng 6. Thông báo của chiến dịch cũng sẽ xuất hiện trên 23 tạp chí truyện tranh khác do Shogakukan phát hành.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến bản quyền” manga cũng đã phải nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cụ thể là vừa qua, khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn những website “lậu” và công ty mạng Nippon Telegragh & Telephone Corporation (NTT) tuân theo, hãng này đã bị kiện với cáo buộc vi phạm Đạo luật kinh doanh viễn thông và quyền riêng tư của khách hàng. Hành động của NTT bị cho rằng có liên quan đến việc kiểm soát nội dung khách hàng truy cập. Bên cạnh đó, mangaka Yoshida Takashi cũng cho rằng các biện pháp trên chỉ như một “miếng băng cá nhân” khi không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề: nhà phát hành đang thiếu những nỗ lực tích cực để làm giảm đi sự hấp dẫn của các trang web trái bản quyền.
Theo Lê Anh/Otaku Thời Báo
Thời gian gần đây, nhiều nhà xuất bản truyện tranh tại Nhật Bản đã có những bước tiến chủ động hơn trong “cuộc chiến” bảo vệ bản quyền của manga. Thậm chí vào cuối năm ngoái, NXB Kodansha cùng 3 đơn vị phát hành khác đã gửi khiếu nại hình sự đến sở cảnh sát về trang web đọc manga trái phép Mangamura. Bên cạnh đó, nhiều mangaka nổi tiếng mà điển hình là Chiba Tetsuya – tác giả manga Ashita no Joe, đã kêu gọi độc giả tẩy chay những trang web đăng tải manga “lậu”. Hưởng ứng làn sóng này, mới đây NXB Shogakukan – một trong những đơn vị phát hành manga lớn nhất Nhật Bản, đã chính thức bắt đầu một chiến dịch chống nạn vi phạm bản quyền.
Chiến dịch này được Shogakukan phát động vào ngày 6 tháng 4 và mang tên NO! Kaizokuban – Ihou Site (NO! vi phạm bản quyền và trang web bất hợp pháp). Shogakukan cho biết, hãng sẽ tiến hành đăng tải thông tin và quảng cáo một cách rõ ràng cho những tạp chí truyện tranh và trang truyền thông điện tử có bản quyền của mình. Bằng cách này, độc giả sẽ dễ tiếp cận hơn với những đơn vị phân phối manga chính thống, từ đó tạo thành phong trào tẩy chay những trang web và ấn phẩm manga bất hợp pháp.
Theo Shogakukan, số lượng người sử dụng những website đọc manga “lậu” đã liên tục gia tăng kể từ mùa Thu năm ngoái. Điều này đang là một mối nguy hại đến thị trường manga điện tử hợp pháp và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm của ngành công nghiệp manga nói chung. Được biết, một “trang manga bất hợp pháp lớn” đã gây nên thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ yên ( ~ 84 nghìn tỷ đồng) và khi cộng dồn với những thất thoát từ các website nhỏ lẻ khác, con số này sẽ còn tăng lên nhiều lần.
Trong vòng một thập kỷ qua, Shogakukan đã không ngừng yêu cầu những website “lậu” gỡ bỏ các tác phẩm đăng tải trái phép, đồng thời kết hợp cùng cảnh sát đia phương và nhiều công ty luật nước ngoài để truy tìm quản trị viên của những trang web trên. Mặc dù vậy, đa số các website này hiện vẫn đang hoạt động và kiếm tiền bằng doanh thu quảng cáo dựa trên số lượt truy cập. Vì vậy, Shogakukan đã kết luận rằng cách tốt nhất để chống lại nạn vi phạm bản quyền là thu hút người đọc tới các đơn vị phân phối hợp pháp, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của các trang web này và khiến chúng tự đóng cửa.
Chiến dịch NO! Kaizokuban – Ihou Site lần đầu được giới thiệu trên số thứ 27 của tạp chí Big Comic Spirits phát hành ngày 4 tháng 6. Thông báo của chiến dịch cũng sẽ xuất hiện trên 23 tạp chí truyện tranh khác do Shogakukan phát hành.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến bản quyền” manga cũng đã phải nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cụ thể là vừa qua, khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn những website “lậu” và công ty mạng Nippon Telegragh & Telephone Corporation (NTT) tuân theo, hãng này đã bị kiện với cáo buộc vi phạm Đạo luật kinh doanh viễn thông và quyền riêng tư của khách hàng. Hành động của NTT bị cho rằng có liên quan đến việc kiểm soát nội dung khách hàng truy cập. Bên cạnh đó, mangaka Yoshida Takashi cũng cho rằng các biện pháp trên chỉ như một “miếng băng cá nhân” khi không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề: nhà phát hành đang thiếu những nỗ lực tích cực để làm giảm đi sự hấp dẫn của các trang web trái bản quyền.
Theo Lê Anh/Otaku Thời Báo
Thời gian gần đây, nhiều nhà xuất bản truyện tranh tại Nhật Bản đã có những bước tiến chủ động hơn trong “cuộc chiến” bảo vệ bản quyền của manga. Thậm chí vào cuối năm ngoái, NXB Kodansha cùng 3 đơn vị phát hành khác đã gửi khiếu nại hình sự đến sở cảnh sát về trang web đọc manga trái phép Mangamura. Bên cạnh đó, nhiều mangaka nổi tiếng mà điển hình là Chiba Tetsuya – tác giả manga Ashita no Joe, đã kêu gọi độc giả tẩy chay những trang web đăng tải manga “lậu”. Hưởng ứng làn sóng này, mới đây NXB Shogakukan – một trong những đơn vị phát hành manga lớn nhất Nhật Bản, đã chính thức bắt đầu một chiến dịch chống nạn vi phạm bản quyền.
Chiến dịch này được Shogakukan phát động vào ngày 6 tháng 4 và mang tên NO! Kaizokuban – Ihou Site (NO! vi phạm bản quyền và trang web bất hợp pháp). Shogakukan cho biết, hãng sẽ tiến hành đăng tải thông tin và quảng cáo một cách rõ ràng cho những tạp chí truyện tranh và trang truyền thông điện tử có bản quyền của mình. Bằng cách này, độc giả sẽ dễ tiếp cận hơn với những đơn vị phân phối manga chính thống, từ đó tạo thành phong trào tẩy chay những trang web và ấn phẩm manga bất hợp pháp.
Theo Shogakukan, số lượng người sử dụng những website đọc manga “lậu” đã liên tục gia tăng kể từ mùa Thu năm ngoái. Điều này đang là một mối nguy hại đến thị trường manga điện tử hợp pháp và có thể sẽ ảnh hưởng đến sự suy giảm của ngành công nghiệp manga nói chung. Được biết, một “trang manga bất hợp pháp lớn” đã gây nên thiệt hại ước tính khoảng 400 tỷ yên ( ~ 84 nghìn tỷ đồng) và khi cộng dồn với những thất thoát từ các website nhỏ lẻ khác, con số này sẽ còn tăng lên nhiều lần.
Trong vòng một thập kỷ qua, Shogakukan đã không ngừng yêu cầu những website “lậu” gỡ bỏ các tác phẩm đăng tải trái phép, đồng thời kết hợp cùng cảnh sát đia phương và nhiều công ty luật nước ngoài để truy tìm quản trị viên của những trang web trên. Mặc dù vậy, đa số các website này hiện vẫn đang hoạt động và kiếm tiền bằng doanh thu quảng cáo dựa trên số lượt truy cập. Vì vậy, Shogakukan đã kết luận rằng cách tốt nhất để chống lại nạn vi phạm bản quyền là thu hút người đọc tới các đơn vị phân phối hợp pháp, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của các trang web này và khiến chúng tự đóng cửa.
Chiến dịch NO! Kaizokuban – Ihou Site lần đầu được giới thiệu trên số thứ 27 của tạp chí Big Comic Spirits phát hành ngày 4 tháng 6. Thông báo của chiến dịch cũng sẽ xuất hiện trên 23 tạp chí truyện tranh khác do Shogakukan phát hành.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến bản quyền” manga cũng đã phải nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Cụ thể là vừa qua, khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn những website “lậu” và công ty mạng Nippon Telegragh & Telephone Corporation (NTT) tuân theo, hãng này đã bị kiện với cáo buộc vi phạm Đạo luật kinh doanh viễn thông và quyền riêng tư của khách hàng. Hành động của NTT bị cho rằng có liên quan đến việc kiểm soát nội dung khách hàng truy cập. Bên cạnh đó, mangaka Yoshida Takashi cũng cho rằng các biện pháp trên chỉ như một “miếng băng cá nhân” khi không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề: nhà phát hành đang thiếu những nỗ lực tích cực để làm giảm đi sự hấp dẫn của các trang web trái bản quyền.
Theo Lê Anh/Otaku Thời Báo